Xây dựng xã hội học tập suốt đời – Xu thế tất yếu trong thời đại mới

Đăng bởi: Lúc: 02/03/2022 Chuyên mục: Kiến thức

 

Học tập suốt đời là việc theo đuổi kiến ​​thức “liên tục, tự nguyện và tự động viên” vì lý do cá nhân hoặc nghề nghiệp. Điều quan trọng đối với khả năng cạnh tranh và khả năng tuyển dụng của một cá nhân, nhưng cũng nâng cao sự hòa nhập xã hội, quyền công dân tích cực và sự phát triển cá nhân.

Tại sao phải học tập suốt đời?

Thế giới đang ở trong kỷ nguyên bùng nổ thông tin do sự phát triển như vũ bão của tri thức nhân loại và các thành tựu kỳ diệu của khoa học, công nghệ. Theo ước tính của các chuyên gia, trung bình cứ 10 năm kiến thức nhân loại sẽ tăng lên gấp đôi. Bởi vậy, những kiến thức tiếp thu được ở bậc đại học và sau đại học sẽ trở nên ít ỏi, lạc hậu, không đủ dùng cho cả đời. Và xu thế học tập thường xuyên, học tập suốt đời (HTSĐ) trở thành nhu cầu bức thiết đối với mỗi người trong xã hội hiện đại.

Thông qua xã hội học tập và học tập suốt đời là cơ hội giảm đi số người thất nghiệp và tạo cơ hội có thêm công ăn việc làm cho nhiều người khác. Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài, nâng cao nếp sống văn minh, giữ gìn bản sắc văn hoá, thuần phong, mỹ tục truyền thống của dân tộc.

Ý nghĩa của xu hướng học tập suốt đời

Công việc học tập đang từng ngày được xã hội hóa,nhà nhà học tập, người người học tập. Với quá trình học tập mỗi người có cho mình cách thức học tập, mục đích học tập khác nhau. Học tập là một quá trình dài, là cách để con người tiếp cận tri thức, nâng cao trình độ, mở mang trí óc để khám phá những điều hay lẽ phải. Học là việc cần thiết phải thực hiện suốt đời tri thức nhân loại là một kho tàng vô cùng phong phú, nó như biển rộng mênh mông mà sự hiểu biết của con người lại có hạn. Không phải chỉ cần thời gian mà con người có thể biết được mọi điều trong cuộc sống. Con người chúng ta ngay từ khi sinh ra chưa có hiểu biết về cuộc sống, chưa biết làm gì cả vì vậy cần phải học từ đầu, từ những thứ nhỏ nhất. Nhất là khi lớn lên lại càng phải học và bồi dưỡng kiến thức để vững vàng trong cuộc sống. Những kieens thức trên trường là nền tảng trong cuộc sống, khi bắt tay vào công việc thường nảy sinh nhiều vấn đề vậy nên để giải quyết được vấn đề đó chúng ta cần rèn luyện kỹ năng tự học, tự nâng cao kiến thức.

Quả thực, tương lai là ở trong tay chúng ta, nó tươi sáng hay mờ mịt là phụ thuộc vào sự nỗ lực học tập của mỗi người. Vì vậy, chúng ta đừng để hoài phí những gì đã được học tập trên ghế nhà trường bởi “ một bước lỡ, nghìn thu ân hận” . Đừng vì những cuộc vui mà bỏ lỡ chuyến xe tương lai. Việc học tập không phân biệt tuổi tác, chức vụ, địa vị hay hoàn cảnh xã hội tùy theo ham muốn hiểu biết của mỗi con người. Việc học tập là công bằng với tất cả mọi người, đừng để sự lười biếng ảnh hưởng đến cuộc sống và tương lai của chúng ta.

Bác Hồ – Tấm gương học tập suốt đời

Đối với mỗi con người chúng ta, việc học tập là vô cùng quan trọng và cần thiết. Học để chúng ta lĩnh hội kiến thức và phục vụ cho công việc, cho cuộc sống sau này. Chính vì thế mà việc học là việc mỗi con người chúng ta đều phải học, học không kể tuổi tác, địa vị, hoàn cảnh xã hội. Trên thực tế có rất nhiều tấm gương “ học tập suốt đời” trở thành những con người vĩ đại của cả một đất nước. Bác Hồ – Tấm gương học tập suốt đời: 

Bản thân Bác chính là một tấm gương sáng về tinh thần học tập suốt đời. Người học từ sách báo, đồng nghiệp, bạn bè, nhân dân và từ thực tiễn sinh động ở các nước đế quốc, nước thuộc địa, ở phong trào cách mạng trên thế giới. 

– Tấm gương tự học

Bác học ở trường lớp không nhiều mà tự học là chính. Trong những năm tháng bôn ba nước ngoài, làm đủ các nghề để sống, khi làm bồi bếp trên tàu biển, khi thì đốt lò, quét tuyết trong mùa đông băng giá ở nước Anh, khi thì bán báo, làm thợ ảnh, vẽ đồ cổ ở nước Pháp…, Bác đều tranh thủ để tự học. Cần học chữ nào Bác viết lên cánh tay, vừa đi vừa xem, vừa làm vừa học, đến cuối ngày chữ mờ dần cũng là lúc Bác nhớ được hết. Mặc dù công việc nặng nhọc, kéo dài suốt ngày, Bác vẫn tranh thủ tới thư viện đọc sách hoặc nghe những buổi nói chuyện để trau dồi kiến thức. Tối đến, Bác đi dự những cuộc mít tinh, làm quen với các nhà hoạt động chính trị, văn hóa, nghệ thuật để nâng cao trình độ hiểu biết của mình. Dù cuộc sống lao động vất vả, Bác vẫn đã tự rèn cho mình ý chí quyết tâm tự học một cách bền bỉ.

Sau này, khi nước nhà độc lập, trên cương vị người đứng đầu Đảng và Nhà nước ta, Bác vẫn tự học qua sách báo và trong thực tiễn. Năm 1961, nói chuyện với những cán bộ đảng viên hoạt động lâu năm, Bác tâm sự: “Tôi năm nay 71 tuổi, ngày nào cũng phải học. Việc lớn, việc nhỏ tôi phải tham gia. Công việc cứ tiến mãi. Không học thì không theo kịp, công việc nó sẽ gạt mình lại phía sau”.

Bằng sự miệt mài và say sưa tự học, Bác đã lĩnh hội được hệ thống tri thức đồ sộ, có được trình độ học vấn uyên bác, tầm hiểu biết toàn diện và sâu rộng đồng thời có sự nhạy cảm sắc sảo với hệ thống tri thức đó. Vì vậy, bên cạnh sự nghiệp cách mạng vĩ đại, Bác còn để lại cho dân tộc Việt Nam một di sản lớn các tác phẩm báo chí và văn học, trong đó, có không ít tác phẩm viết bằng tiếng nước ngoài. 

– Học từ thực tiễn

Nói chuyện với sinh viên Trường Đại học Băng Đung trong chuyến thăm Indonesia sinh 1959, Bác chia sẻ: “Khi còn trẻ, tôi không có dịp đến trường đại học. Tôi đi du lịch và làm việc, đó là trường đại học của tôi. Trường học ấy đã dạy cho tôi khoa học xã hội. Nó dạy cho tôi cách yêu, cách ghét, yêu nước, yêu loài người, yêu dân chủ, hòa bình và căm ghét áp bức, ích kỷ… Trường học ấy đã dạy tôi khoa học quân sự, lịch sử và chính trị…” 

Những năm sống và hoạt động ở nước ngoài, Bác Hồ đã luôn nêu cao tinh thần tự học tập, rèn luyện trong thực tiễn. Chính từ những hoạt động trải nghiệm thực tế tại các nước thuộc địa, các nước thực dân, đế quốc, trong phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân các dân tộc bị áp bức, Bác đã tìm thấy lý luận Mác-Lênin, cẩm nang thần kỳ để cứu dân, cứu nước. 

Tiếp đó, trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, trên cơ sở học tập và kế thừa chủ nghĩa yêu nước, truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tinh hoa trí tuệ của nhân loại, Bác đã cùng với Đảng ta vận dụng một cách sáng tạo lý luận Mác-Lênin vào thực tiễn Việt Nam, đưa cách mạng nước ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.

– Học đi đôi với hành

Bác luôn khẳng định, học cốt để áp dụng vào công việc thực tế, nếu lý thuyết mà không áp dụng vào thực tế là lý thuyết suông; chỉ học thuộc lòng lý thuyết thì lý thuyết ấy cũng vô ích, mà phải vừa học, vừa làm… Do đó, học phải đi đôi với hành. Bác nhấn mạnh, muốn giỏi đòi hỏi phải gắn học với thực hành, học để vận dụng sáng tạo vào trong thực tế công tác, trong cuộc sống, học để ứng xử với bản thân, với mọi người, với thực tế cuộc sống, để cống hiến cho sự nghiệp xây dựng đất nước.

Bác dẫn chứng: “Một người học xong đại học, có thể gọi là trí thức. Song, y không biết cày ruộng, không biết làm công, không biết đánh giặc, không biết làm nhiều việc khác. Nói tóm lại: công việc thực tế, y không biết gì cả. Thế là y chỉ có trí thức một nửa. Y muốn thành một người trí thức hoàn toàn, thì phải đem cái trí thức đó áp dụng vào thực tế”.

Bác còn giải thích: “Do thực hành mà sinh ra hiểu biết. Lại do thực hành mà chứng thực và phát triển sự thật. Từ hiểu biết bằng cảm giác tiến lên hiểu biết bằng lý trí. Lại từ hiểu biết bằng lý trí tiến lên thực hành lãnh đạo cách mạng, cải tạo thế giới. Thực hành, hiểu biết, lại thực hành, lại hiểu biết nữa. Cứ đi vòng như thế mãi, không bao giờ ngừng…” 

Kết luận

Tổ quốc ta muốn có nguồn lực trí tuệ dồi dào, năng động để phát triển kinh tế – xã hội tiến kịp thời đại, thì đông đảo nhân dân và toàn thể cán bộ, đảng viên, công dân, viên chức đều cần đồng loạt tham gia bằng mọi cách học với mọi phương tiện thích hợp, đi theo mọi chương trình học đa dạng phù hợp với nhu cầu của từng người, từng gia đình, từng tổ chức và cả xã hội.

  • Học liên tục như một phần quan trọng trong việc quản lý nghề nghiệp
  • Học tập suốt đời mở rộng kinh nghiệm và thế giới quan của chúng ta

 Cả xã hội đồng loạt học tập, mọi người kiên trì học tập suốt đời thì xã hội ta tất yếu sẽ có nhiều nguồn tri thức vô tận, tất yếu sẽ xuất hiện được nhiều nhân tài làm chủ khoa học công nghệ hiện đại, sáng tạo ra nhiều sản phẩm vật chất kỹ thuật và văn hóa nổi trội.

Tóm lại, xu hướng học tập suốt đời là xu hướng quan trọng, không thể bỏ qua và tách rời khỏi sự phát triển của cuộc sống.

Có thể bạn quan tâm:
  • 23/05/2022
  • Quản trị
Bộ đôi MC Thu Hương – Ngọc Phú ra mắt trung tâm luyện giọng Chuyên sâu
Xuất thân từ CLB MC Học viện Báo chí và Tuyên truyền, bộ đôi MC Thu Hương – Ngọc Phú đã cùng...
  • 17/03/2022
  • Quản trị
Khám phá cách phát âm chuẩn Tiếng Việt cho người Việt
Phần khó nhất của việc học Tiếng Việt chắc chắn là cách phát âm chuẩn. Điều này khác rất nhiều với nhiều...
  • 17/03/2022
  • Quản trị
Bí quyết khắc phục cách phát âm L và N trong Tiếng Việt chắc chắn ai cũng nên biết
Đây là lỗi mà người nói phát âm bị nhầm lẫn qua lại giữa 2 âm L và N. Tuy nó không...
  • 17/03/2022
  • Quản trị
Kỹ năng phỏng vấn tuyển dụng: Đâu là giải pháp giúp bạn chọn đúng người đúng việc trong quá trình tuyển dụng?
Kỹ năng phỏng vấn tuyển dụng: Đâu là giải pháp giúp bạn chọn đúng người đúng việc trong quá trình tuyển dụng?...